Tìm kiếm

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC QUẢN LÝ, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thực hiện Quyết định 3836/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, trong đó có giao Sở KH&CN xây dựng ban hành Hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 phù hợp với Thông tư số 03/2021/TT-BKHCN ngày 10/6/2021và Quyết định số 38/2020/QĐ-UBND ngày 13/10/2020, Ngày 29/4/2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã ban hành Hướng dẫn số 01/HD-SKHCN hướng dẫn thực hiện quản lý, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 sử dụng ngân sách nhà nước. 

 

Chi tiết tại Hướng dẫn kèm theo

 

 

SỞ HỮU TRÍ TUỆ

I. NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

1. Khái niệm, giải thích

2. Các tài liệu cần có của đơn

3. Tờ khai và Hướng dẫn điền Tờ khai

4. Phí, lệ phí

5. Quy trình và thời hạn xem xét đơn

6. Sửa đổi, bổ xung, tách, chuyển đổi, chuyển giao đơn

7. Đăng ký quốc tế theo Nghị định thư/Thỏa ước Madrid

8. Bảng phân loại Ni-Xơ

II. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm, giải thích

2. Các tài liệu cần có của đơn

3. Tờ khai và Hướng dẫn điền Tờ Khai

4. Phí, lệ phí

5. Quy trình và thời hạn xem xét đơn

6. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển giao đơn

7. Gia hạn văn bằng bảo hộ

8. Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ

9. Bảng phân loại quốc tế Locarno

III. SÁNG CHẾ, GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

1. Khái niệm, giải thích

2. Các tài liệu cần có của đơn

3.Tờ khai, hướng dẫn điền tờ khai

4. Phí, lệ phí

5.Quy trình và thời hạn xem xét đơn

6. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển giao đơn

7. Gia hạn văn bằng bảo hộ

8. Đăng ký quốc tế theo PCT

9. Tiêu chuẩn thể hiện trình tự nucleotit và axit amin trong đơn dăng ký sáng chế

10. Sửa đổi, chuyển nhượng văn bằng bảo hộ

11. Hướng dẫn sử dụng bảng phân loại quốc tế về sáng chế

IV. CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1. Khái niệm, giải thích

2. Các tài liệu cần có của đơn

3. Tờ khai và Hướng dẫn điền Tờ khai

4. Quy trình và thời hạn xem xét đơn

5. Bản đồ chỉ dẫn địa lý Việt Nam

V. CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC

1. Thiết kế, bố trí mạch tích hợp

2. Bí mật kinh doanh

3. Tên thương mại

I. NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

1. Khái niệm, giải thích   -về đầu trang-

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

"Nhãn hiệu" là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Với chức năng của công cụ marketing - truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó - nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

2. Các tài liệu cần có của đơn   -về đầu trang-

2.1. Tài liệu tối thiểu

(a) 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(b) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

(c) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2.2. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:

(a) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

(b) Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

(c) Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

2.3. Yêu cầu đối với đơn

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ,sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

3. Tờ khai và hướng dẫn điền tờ khai   -về đầu trang-

Tải về tờ khai đăng ký nhãn hiệu (DOC / PDF )

Tải về hướng dẫn điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu (PDF)

4. Phí, lệ phí   -về đầu trang-

Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:

TT

Các khoản phí, lệ phí

Lệ phí (đồng)

1

Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

 
 

- Nếu tài liệu đơn dạng giấy

180.000

 

- Nếu đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn

150.000

 

- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

30.000

2

Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu)

600.000

3

Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

300.000

 

- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

60.000

4

Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

60.000

 

- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

24.000

5

Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000

6

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000

7

Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000

8

Lệ phí gia hạn hiệu lực (cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ)

540.000

 

5. Quy trình và thời hạn xem xét đơn   -về đầu trang-

Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau ( sơ đồ quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu ):

5.1. Thẩm định hình thức

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

5.2. Công bố đơn hợp lệ

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

5.3. Thẩm định nội dung

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

6. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi, chuyển giao đơn   -về đầu trang-

6.1. Sửa đổi, bổ sung đơn

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn.

Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp.

Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong danh mục hàng hoá, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.

Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả.

Mọi yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm thành văn bản theo mẫu  01-SĐĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Có thể yêu cầu sửa đổi với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí theo số lượng đơn tương ứng.

Việc sửa đổi, bổ sung đơn, kể cả thay đổi về người được uỷ quyền, do người nộp đơn chủ động thực hiện hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ nội dung sửa đổi, bổ sung và kèm theo chứng từ nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

6.2. Tách đơn

Người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn (tách một hoặc một số thành phần của nhãn hiệu hoặc một phần danh mục hàng hoá, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách).

Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).

Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu, nhưng không phải nộp phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách phải được công bố lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu.

Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục thông thường và người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

6.3. Chuyển giao đơn

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra một trong các thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc chuyển giao đơn cho người khác. Yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao làm theo mẫu 02-CGĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Trong yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao đơn phải có tài liệu chứng minh người được chuyển giao đáp ứng yêu cầu về quyền đăng ký.

7. Đăng ký quốc tế theo Nghị định thư/Thỏa ước Madrid   -về đầu trang-

7.1. Quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam

a) Người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thoả ước Madrid;

b) Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.

7.2. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thoả ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp.

b) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

c) Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu  06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí. Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam.

d) Người nộp đơn cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế. Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

e) Người nộp đơn phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của người nộp đơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng. Người nộp đơn có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.

f) Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.

7.3. Cơ quan nhận đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.

b) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn không được người nộp đơn hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

8. Bảng phân loại Ni-Xơ   -về đầu trang-

- Hướng dẫn đối với người sử dụng (Guidance for the user) có thể  tải về tại đây;

- Những lưu ý chung (General Remarks) có thể  tải về tại đây;

- Bảng Danh mục các nhóm hàng hóa/dịch vụ (Class headings and List of classes, with explanatory notes) có thể  tải về tại đây;

- Bảng Danh mục hàng hóa/dịch vụ theo vần chữ cái của mỗi nhóm (Alphabetical list of goods in class order) có thể tải về tại đây

II. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm, giải thích   -về đầu trang-

1.1. Khái niệm

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

1.2. Điều kiện bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.

Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

1.3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng, Ví dụ:

Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.

Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).

Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

2. Các tài liệu cần có của đơn   -về đầu trang-

2.1. Tài liệu tối thiểu

(a) Tờ khai đăng ký KDCN theo mẫu số 03-KDCN trong Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(b) Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN (05 bộ);

(c) Bản mô tả KDCN;

(d) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2.2. Yêu cầu đối với đơn

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

3. Tờ khai và hướng dẫn điền tờ khai   -về đầu trang-

Tải về Tờ khai đăng ký Kiểu dáng công nghiệp (DOC /  PDF)

Tải về hướng dẫn điền Tờ khai đăng ký Kiểu dáng công nghiệp ( PDF)

4. Phí, lệ phí   -về đầu trang-

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:

TT

Các khoản phí, lệ phí

Lệ phí (đồng)

1

Lệ phí nộp đơn (cho mỗi phương án)

 
 

- Tài liệu đơn dạng giấy

180.000

 

- Đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn

150.000

2

Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu)

600.000

3

Lệ phí công bố đơn

120.000

 

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

60.000

4

Phí thẩm định nội dung (cho mỗi phương án của từng sản phẩm)

300.000

5

Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định nội dung (cho mỗi phương án sản phẩm)

120.000

6

Lệ phí đăng bạ Bằng độc quyền KDCN

120.000

7

Lệ phí cấp Bằng độc quyền KDCN

120.000

8

Lệ phí công bố Bằng độc quyền KDCN

120.000

 

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

60.000

9

Lệ phí gia hạn hiệu lực

540.000

 

5. Quy trình và thời hạn xem xét đơn   -về đầu trang-

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau (sơ đồ quy trình thẩm định đơn đăng ký KDCN):

a) Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ,về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký KDCN được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký CDĐL là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ,bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ KDCN.

c) Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký KDCN đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền KDCN cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung đơn KDCN là 7 tháng kể từ ngày công bố đơn.

6. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển giao đơn     -về đầu trang-

a) Sửa đổi, bổ sung đơn:

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn.

Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung bản vẽ, ảnh chụp, bản mô tả trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp.

Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong phần mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.

Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả.

Mọi yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm thành văn bản theo mẫu  01-SĐĐ quy định tại Phụ lục B của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Có thể yêu cầu sửa đổi với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí theo số lượng đơn tương ứng.

Việc sửa đổi, bổ sung đơn, kể cả thay đổi về người được uỷ quyền, do người nộp đơn chủ động thực hiện hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ nội dung sửa đổi, bổ sung và kèm theo chứng từ nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

b) Tách đơn

Người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn (tách một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách).

Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).

Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu, nhưng không phải nộp phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách phải được công bố lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu.

Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục thông thường và người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

c) Chuyển giao đơn

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra một trong các thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc chuyển giao đơn cho người khác. Yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao làm theo mẫu  02-CGĐ quy định tại Phụ lục B của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Trong yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao đơn phải có tài liệu chứng minh người được chuyển giao đáp ứng yêu cầu về quyền đăng ký.

7. Gia hạn văn bằng bảo hộ   -về đầu trang-

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được gia hạn nhiều nhất 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.

Để được gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, trong vòng 06 tháng trước ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hết hiệu lực, chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:

(a) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu  02-GHVB quy định tại Phụ lục C của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ;

(b) Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);

(c) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

(d) Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.

8. Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ   -về đầu trang-

Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

Cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

Giải quyết khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp

Giải quyết khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

9. Bảng phân loại quốc tế Locarno   -về đầu trang-

Tải về tại  đây

III. SÁNG CHẾ, GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

1. Khái niệm, giải thích   -về đầu trang-

1.1. Sáng chế/ giải pháp hữu ích là gì?

- Sáng chế/ giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tại ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.

- Thuộc tính cơ bản của sáng chế/ giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/ giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.

1.2. Sáng chế/ giải pháp hữu ích có thể được thể hiện dưới 5 dạng sau đây:

- Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác, v.v...

- Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học, hỗn hợp chất, ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm;

- Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định, ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò, v.v...

- Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học, ví dụ như tế bào, gen, cây chuyển gen;

- Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết, ví dụ như sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng.

1.3. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế:

- Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;

- Có trình độ sáng tạo, và;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

1.4. Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ:

- Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;

- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;

- Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;

- Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;

- Hệ thóng ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;

- Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;

- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;

- Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng:

- Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;

- Giống thực vật, giống động vật;

- Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;

- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;

- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

2. Các tài liệu cần có của đơn   -về đầu trang-

2.1. Tài liệu tối thiểu

(a) 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, làm theo mẫu  01-SC Phụ lục A của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN;

(b) 02 Bản mô tả sáng chế trong đó phạm vi bảo hộ sáng chế;

(c) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2.2. Yêu cầu đối với đơn

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(g) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(h) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(i) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn;

(k) Đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số lượng bản tài liệu, mẫu, bản vẽ...

(l) Sáng chế nêu trong đơn phải được phân loai theo Bảng phân loại sáng chế quốc tế

3.Tờ khai, hướng dẫn điền tờ khai   -về đầu trang-

Tải về tờ khai đăng ký sáng chế (DOC /  PDF)

Tải về tờ khai hướng dẫn đăng ký sáng chế (PDF)

4. Phí, lệ phí   -về đầu trang-

Để đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích,người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:

4.1. Lệ phí nộp đơn (cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ)

+ Tài liệu dạng giấy: 180.000 đồng

+ Tài liệu điện tử (chứa toàn bộ nội dung tài liệu đơn): 150.000 đồng

+ Nếu Bản mô tả sáng chế có trên 5 trang, từ trang thứ sáu trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang 12.000 đồng

+ Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng

+ Nếu đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 60.000 đồng/hình vẽ.

4.2. Lệ phí thẩm định nội dung (nếu yêu cầu thẩm định nội dung):

+ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 120.000 đồng/1 điểm độc lập

+ Lệ phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng/đối tượng

4.3. Phí/ lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

+ Phí/ lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng/ 1 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ,

+ Phí/ lệ phí đăng bạ, từ điểm thứ hai nộp thêm: 100.000 đồng/ điểm độc lập,

+ Lệ phí công bố Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng

+ Nếu đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 60.000 đồng/hình vẽ,

+ Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích:

Thời hạn

Số tiền (nghìn đồng)

+ Năm thứ 1; Năm thứ 2

300

+ Năm thứ 3; Năm thứ 4

480

+ Năm thứ 5; Năm thứ 6

780

+ Năm thứ 7; Năm thứ 8

1.200

+ Năm thứ 9; Năm thứ 10

1.800

+ Năm thứ 11 - Năm thứ 13

2.520

+ Năm thứ 14 - Năm thứ 16

3.300

+ Năm thứ 17 - Năm thứ 20

4.200

 

5.Quy trình và thời hạn xem xét đơn   -về đầu trang-

Đơn đăng ký sáng chế được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau (Sơ đồ quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế):

a) Thẩm định hình thức:

Là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký CDĐL được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên, hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sơm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục SHTT nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

Nội dung công bố đơn đăng ký sáng chế là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có).

c) Yêu cầu thẩm định nội dung:

Cục SHTT chỉ tiến hành thẩm định nội dung dơn đăng ký sáng chế khi có yêu cầu thẩm định nội dung của người nộp đơn hoặc của bất kỳ người thứ ba nào và người yêu cầu thẩm định phải nộp phí tra cứu và phí thẩm định nội dung theo quy định.

Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế phải thể hiện bằng văn bản làm theo mẫu  03-YCTĐ quy định tại Phụ lục B của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hoặc được thể hiện trong tờ khai đơn đăng ký sáng chế.

Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế là 42 tháng kể từ ngày nộp đơn. Đối với đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn là 36 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung có thể kéo dài, nhưng không quá 6 tháng nếu có lý do chính đáng.

Nếu trong thời hạn quy định nêu trên,không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó.

d) Thẩm định nội dung:

Thẩm định nội dung đơn là dánh giá khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn theo cá điều kiện bảo hộ sáng chế (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) và đánh giá lần lượt từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu bảo hộ).

Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế là 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc kể từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn)

6. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển giao đơn   -về đầu trang-

a) Sửa đổi,bổ sung đơn:

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn.

Đối với yêu cầu sửa đổi,bổ sung Bản mô tả, bản tóm tắt sáng chế,người nộp đơn phải nộp bản tài liệu đã được sửa đổi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp:

Việc sửa đổi,bổ sung không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong phần mô tả đối với đơn đăng ký sáng chế và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.

Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả.

Mọi yêu cầu sửa đổi,bổ sung phải được làm thành văn bản theo mẫu  01-SĐĐ quy định tại Phụ lục B của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Có thể yêu cầu sửa đổi với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí theo số lượng đơn tương ứng.

Việc sửa đổi,bổ sung đơn,kể cả thay đổi về người được uỷ quyền,do người nộp đơn chủ động thực hiện hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ nội dung sửa đổi, bổ sung và kèm theo chứng từ nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

b) Tách đơn

Người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn (tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách).

Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).

Đối với mỗi đơn tách,người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu, nhưng không phải nộp phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách phải được công bố lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu.

Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục thông thường và người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

c) Chuyển đổi đơn

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn đăng ký sáng chế có thể chuyển đổi yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế thành yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc ngược lại theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 115 của Luật Sở hữu trí tuệ, với điều kiện người nộp đơn phải nộp lệ phí chuyển đổi đơn theo quy định.

Sau khi nhận được yêu cầu chuyển đổi đơn hợp lệ,Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục tiến hành thủ tục xử lý đơn chuyển đổi theo quy định tương ứng,nhưng không thực hiện lại các thủ tục đã tiến hành đối với đơn trước khi có yêu cầu chuyển đổi.

d) Chuyển giao đơn

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra một trong các thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ,người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc chuyển giao đơn cho người khác. Yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao làm theo mẫu  02-CGĐ quy định tại Phụ lục B của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Trong yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao đơn phải có tài liệu chứng minh người được chuyển giao đáp ứng yêu cầu về quyền đăng ký.

7. Gia hạn văn bằng bảo hộ   -về đầu trang-

Để được duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong vòng 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Lệ phí duy trì hiệu lực có thể được nộp muộn hơn thời hạn quy định trên đây, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí cho mỗi tháng nộp muộn.

8. Đăng ký quốc tế theo PCT   -về đầu trang-

8.1. Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ.

Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm:

a) Nhận đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam;

b) Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước hợp tác về sáng chế - PCT (sau đây gọi là "Hiệp ước");

c) Kiểm tra các khoản lệ phí có được nộp đúng hạn hay không;

d) Kiểm tra và xử lý đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam theo quy định của Hiệp ước;

e) Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ: nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiến hành tiếp các công việc tiếp theo và các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn, trừ lệ phí gửi và lệ phí sao đơn quốc tế;

f) Gửi một bản (bản hồ sơ) của đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản (bản tra cứu) cho cơ quan tra cứu quốc tế;

g) Gửi và nhận thư từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế.

8.2. Ngôn ngữ

Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Anh. Mỗi đơn được làm thành 03 bản.

Trong trường hợp không đủ số bản quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sao thêm cho đủ số bản cần thiết và người nộp đơn phải nộp phí sao đơn quốc tế.

8.3. Cơ quan tra cứu quốc tế và cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế

Đối với các đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam, các cơ quan tra cứu quốc tế và các cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế có thẩm quyền là các cơ quan sáng chế, cơ quan sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ của Ôx-trây-li-a, Áo, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế châu Âu.

8.4. Đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam

a) Nếu trong đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là Cơ quan được chỉ định. Trong trường hợp này, để được vào Giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ:

(i) Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế, làm theo mẫu  01-SC quy định tại Phụ lục A của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);

(iii) Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: bản mô tả, gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 của Hiệp ước);

(iv) Phí và lệ phí quốc gia.

b) Đơn quốc tế nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định trên đây có thể được chấp nhận với điều kiện người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định.

8.5. Đơn quốc tế có chọn Việt Nam

a) Nếu trong đơn quốc tế có chọn Việt Nam thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là cơ quan được chọn. Trong trường hợp này, nếu việc chọn Việt Nam được tiến hành trong thời hạn 19 tháng kể từ ngày ưu tiên, để được vào giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên, người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ các tài liệu sau đây:

(i) Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế, làm theo mẫu  01-SC quy định tại Phụ lục A của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: bản mô tả, gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 và/hoặc Điều 34(2)(b) của Hiệp ước);

(iii) Bản dịch ra tiếng Việt của các phụ lục báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế (khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung đơn);

(iv) Phí và lệ phí quốc gia.

b) Đơn quốc tế nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định trên đây có thể được chấp nhận với điều kiện người nộp đơn nộp lệ phí theo quy định.

8.6. Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải khẳng định lại điều đó trong tờ khai, nộp phí xin hưởng quyền ưu tiên và theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ, phải nộp bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đã nộp cho Văn phòng quốc tế các tài liệu cần thiết theo Quy tắc 17.1(a) của Quy chế thi hành Hiệp ước.

Đối với đơn PCT, việc xử lý yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phù hợp với Hiệp ước PCT và Quy chế thi hành Hiệp ước.

9. Tiêu chuẩn thể hiện trình tự nucleotit và axit amin trong đơn dăng ký sáng chế   -về đầu trang-

Bấm vào đây để tải về

10. Sửa đổi, chuyển nhượng văn bằng bảo hộ   -về đầu trang-

Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

Cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

 Chi tiết...

11. Hướng dẫn sử dụng bảng phân loại quốc tế về sáng chế   -về đầu trang-

Hệ thống phân loại sáng chế quốc tế (sau đây viết tắt là hệ thống PSQ) là công cụ để phân loại thống nhất tư liệu sáng chế trên phạm vi thế giới,và là công cụ tra cứu có hiệu quả giúp nhanh chóng tìm ra những bản mô tả sáng chế thích hợp phục vụ cho việc xác định tính mới,trình độ sáng tạo của một giải pháp kỹ thuật. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới có bảo hộ sáng chế đều đã sử dụng hệ thống phân loại này cho các tư liệu sáng chế mà nước mình công bố. Một số nước vẫn dùng hệ thống phân loại sáng chế quốc gia nhưng cũng ghi cả chỉ số phân loại sáng chế quốc tế tương ứng trên tư liệu sáng chế của mình. Nhờ đó mà việc tra cứu tư liệu sáng chế của các nước trở nên đơn giản,dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây khi mỗi nước sử dụng một hệ thống phân loại sáng chế quốc gia riêng.

- Phân loại sáng chế quốc tế phục vụ cho các mục tiêu chủ yếu sau:

Là công cụ để sắp xếp tư liệu sáng chế, tạo điều kiện cho người tra cứu dễ dàng tiếp cận chúng. 
Là công cụ để phổ biến thông tin có chọn lọc cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng tư liệu sáng chế.
Là cơ sở để xác định trình độ kỹ thuật trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

Là cơ sở để thống kê tình hình bảo hộ sáng chế từ đó đánh giá tình hình và dự báo xu hướng phát triển của từng lĩnh vực kỹ thuật sản xuất cụ thể.

- Cấu trúc của hệ thống PSQ

+ Cấu trúc của hệ thống PSQ dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản là: Các sáng chế có nội dung như nhau phải được xếp vào cùng một vị trí; có thể phân loại sáng chế theo bản chất kỹ thuật hoặc lĩnh vực áp dụng của nó. Ngoài ra Hệ thống PSQ còn phải dành các vị trí dự trữ cho các vấn đề kỹ thuật mới có thể xuất hiện trong tương lai.

+ Hệ thống PSQ bao gồm tất cả các các lĩnh vực trí thức mà các đối tượng của chúng có thể được cấp Bằng sáng chế.

Hệ thống PSQ được cấu trúc theo thứ bậc, từ tổng quát tới cụ thể theo trật tự sau

Các phần
Các lớp
Các phân lớp
Các nhóm (nhóm chính và phân nhóm)

Phần: Hệ thống PSQ gồm có 8 phần, mỗi phần được ký hiệu bằng một chữ cái Latin, tên của phần phản ảnh bao quát nội dung của phần:

1. Các nhu cầu đời sống con người
2. Các quy trình công nghê- Giao thông vận tải
3. Hoá học luyện kim
4. Dệt, giấy
5. Xây dựng, mỏ
6. Cơ khí, chiếu sáng, cấp nhiệt, vũ khí, chất nổ
7. Vật lý
8. Điện

Tiểu phần: Tiểu phần chỉ có tên gọi mà không có ký hiệu phân loại và chỉ có ý nghĩa về mặt thông tin. Ví dụ Phần A có bốn tiểu phần là:

1.Nông nghiệp
2. Thực phẩm, thuốc lá
3. Đồ dùng cá nhân
4. Sức khoẻ,giải trí

Lớp: Mỗi phần được chia thành nhiều lớp, tên gọi của lớp phản ánh nội dung của lớp đó. Ký hiệu của lớp gồm ký hiệu của phần và hai chữ số ả rập bắt đầu từ số 01.

Nhóm chính, phân nhóm: Mỗi phân lớp lại tiếp tục được chia nhỏ thành các nhóm, bao gồm nhóm chính và phân nhóm.

Ký hiệu của nhóm chính bao gồm ký hiệu của Phân lớp, tiếp theo là cụm chỉ số ả rập gồm từ 1 đến 3 chữ số (thường là số lẻ) tiếp theo là gạch chéo, rồi đến 2 chữ số 00. Tên của nhóm chính chỉ rõ đặc điểm của đối tượng kỹ thuật cần tìm kiếm trong tra cứu tin và được coi là có ích trong việc tra cứu sáng chế.

Ví dụ:

A01B 1/00

Công cụ cầm tay

Ký hiệu của nhóm chính)

(Tên của nhóm chính)

- Các phân nhóm là thành phần của nhóm chính. Ký hiệu của phân nhóm gồm ký hiệu của phân lớp, tiếp theo là cụm chỉ số gồm từ 1 đến 3 chữ số ả rập của nhóm chính mà phân nhóm đó trực thuộc, rồi đến gạch chéo và cuối cùng là cụm chỉ số ít nhất gồm 2 chữ số và bắt đầu từ số 02.

Ví dụ: A01B 1/02, A01B 1/16, A01B 1/24...

- Tên gọi của phân nhóm xác định rõ đặc điểm của đối tượng nằm trong phạm vi của nhóm chính, cũng được coi là có ích cho việc tra cứu sáng chế. Trước tên gọi của mỗi phân nhóm thường có các dấu chấm để chỉ rõ mức độ phụ thuộc của phân nhóm nọ vào phân nhóm kia trong cùng 1 nhóm chính, nghĩa là mỗi phân nhóm có số lượng dấu chấm nhiều hơn sẽ trực thuộc phân nhóm gần nhất đứng trước nó có số lượng dấu chấm bớt đi 1. Tên gọi của phân nhóm thường là 1 câu hoàn chỉnh nếu nó được viết hoa ở đầu câu và là câu nối tiếp của câu trên gần nhất đứng trước nó có số lượng dấu chấm bớt đi một nếu nó được viết thường.

- Trong mọi trường hợp khi đọc tên gọi của 1 phân nhóm phải luôn nhớ rằng nó là 1 bộ phận nối tiếp và phụ thuộc vào tên gọi của phân nhóm trên nó mà nó trực thuộc.

Ví dụ 1:

A01B 1/00

Công cụ cầm tay

A01B 1/24

. để cải tạo đồng cỏ hoặc thảm cỏ

Như vậy tên gọi của phân nhóm A01B 1/24 được đọc là: Công cụ cầm tay để cải tạo đồng cỏ hoặc thảm cỏ.

Ví dụ 2:

A01B 1/00

Công cụ cầm tay

A01B 1/16

Công cụ để nhổ cỏ dại

Tên của phân nhóm A01B 1/16 là một câu hoàn chỉnh nhưng để đảm bảo vị trí thứ bậc của nhóm thì phải đọc là: Công cụ để nhổ cỏ dại chỉ giới hạn trong công cụ cầm tay.

Ví dụ 3:

A63H 3/03

Búp bê

A63H 3/36

. các chi tiết và phụ tùng

A63H 3/38

.. mắt

A63H 3/40

... khép mở được

Nếu không sử dụng các dấu chấm để thể hiện cấu trúc thứ bậc thì tên gọi của phân nhóm A63H 3/40 phải viết là: mắt có khả năng khép mở của búp bê coi như là chi tiết của búp bê.

IV. CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1. Khái niệm, giải thích   -về đầu trang-

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

a) Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

b) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

c) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

d) Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

2. Các tài liệu cần có của đơn   -về đầu trang-

2.1. Tài liệu tối thiểu

(a) Tờ khai đăng ký;

(b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký (Cụ thể đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý);

(c) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2.2. Yêu cầu đối với đơn

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

3. Tờ khai   -về đầu trang-

Tải về tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý ( DOC /  PDF )

4. Quy trình và thời hạn xem xét đơn   -về đầu trang-

Quy trình và thời hạn xem xét đơn

Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau:

a) Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký CDĐL được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký CDĐL là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, tóm tắt tính chất đặc thù của sản phẩm mang CDĐL.

c) Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký CDĐL đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn CDĐL là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.

5. Bản đồ chỉ dẫn địa lý Việt Nam   -về đầu trang-

Với mục đích cung cấp cho công chúng rộng rãi các thông tin chủ yếu về các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hiện có của Việt Nam cũng như đáp ứng yêu cầu của nhiều địa phương, Cục Sở hữu trí tuệ đưa thử nghiệm Bản đồ phân bố sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam dưới dạng flash trên website của Cục. Mỗi chỉ dẫn địa lý được ký hiệu bằng một số tương ứng trên bản đồ kèm theo thông tin bao gồm: Tên chỉ dẫn địa lý, Tên sản phẩm, Số đăng bạ, Khu vực địa lý, Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, Hiệp hội/Hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, Tổ chức kiểm soát chất lượng, Tổ chức/cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, và hình ảnh của sản phẩm.

Mỗi chỉ dẫn địa lý sẽ liên tục được cập nhật để bổ sung các thông tin còn thiếu và các thông tin mới nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc. Để Bản đồ phân bố sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được hoàn thiện hơn, Cục Sở hữu trí tuệ mong muốn bạn đọc đóng góp ý kiến về hình thức và nội dung của Bản đồ này để trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện Bản đồ này bằng công nghệ GIS

V. CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC

1. Thiết kế, bố trí mạch tích hợp   -về đầu trang-

1.1. Khái niệm:

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

1.2. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ

Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính nguyên gốc;

b) Có tính mới thương mại.

1.3. Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí

a) Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;

- Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.

b) Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định tại khoản a) phần này.

1.4. Tính mới thương mại của thiết kế bố trí

a) Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.

b) Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

c) Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản b phần này là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.

1.5. Quyền đăng ký thiết kế bố trí

a) Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký thiết kế bố trí:

- Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

b) Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

c) Người có quyền đăng ký thiết kế bố trí có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

1.6. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:

a) Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;

b) Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

1.7. Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí

Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thiết kế bố trí cần bảo hộ trong đơn đăng ký thiết kế bố trí bao gồm:

a) Bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;

b) Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí;

c) Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.

1.8. Công bố đơn đăng ký thiết kế bố trí

Đơn đăng ký thiết kế bố trí được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được sao chép; đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quá trình thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.

Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.

1.9. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

1.10. Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

b) Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

c) Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

1.11. Quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí

a) Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.

b) Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì khi Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

1.12. Hành vi xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí:

a) Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

b) Sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

1.13. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí

a) Chủ sở hữu thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

b) Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

- 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng thiết kế bố trí;

- 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí.

c) Trong trường hợp thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

d) Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của thiết kế bố trí.

2. Bí mật kinh doanh   -về đầu trang-

2.1. Khái niệm:

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2.2. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

b) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

2.3. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;

b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

2.4. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh

Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

a) Bí mật về nhân thân;

b) Bí mật về quản lý nhà nước;

c) Bí mật về quốc phòng, an ninh;

d) Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

2.5. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ không nhằm mục đích thương mại;

d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

e) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

2.6. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

e) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

f) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Tên thương mại    -về đầu trang-

3.1. Khái niệm

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó

Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

3.2. Khả năng phân biệt của tên thương mại

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

b) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

c) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

3.3. Sử dụng tên thương mại

Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

3.4. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

3.5. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Video video

Thư viện hình ảnh Thư viện hình ảnh

Liên kết web Liên kết web

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: Tầng 22, Trung tâm Hành chính - số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (84.236) 3830214; Fax: (84.236) 3822864

E-mail: skhcn@danang.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

0 2 7 6 4 0 8 3 6

Bản quyền Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng

Giấy phép: số 388/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 03/5/2017

Trưởng ban biên tập: Ông Lê Đức Viên - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng

Đăng nhập