Tìm kiếm

 

Tuyển chọn, sản xuất giống và trồng nấm Mối đen (Xerula radicata) tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng
Người đăng tin: Minh Ngọc Đặng Ngày đăng tin: 28/04/2022 Lượt xem: 308

Năm 2021, Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng đã thực hiện thành công nhiệm vụ “Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nuôi trồng thương phẩm nấm Mối đen (Xerula radicata)” trên 5 nguồn giống nấm Mối đen từ các tỉnh, thành trong cả nước với điều kiện khí hậu đặc trưng khác nhau. Nấm Mối đen là một dòng nấm thực phẩm mới được xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây, nhưng chưa phổ biến ở thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận.


Nấm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, vitamin, amino acid và vi khoáng thiết yếu cho cơ thể người. Ngoài ra, nhiều nấm thực phẩm cũng đồng thời là nấm dược do chứa nhiều hoạt chất có có dược tính và các tính năng khác. Nghề sản xuất nấm thực phẩm, do vậy, đang phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây, trở thành ngành sản xuất lớn tại nhiều quốc gia, đặc biệt là nơi có nền nông – lâm nghiệp quy mô lớn. Việt Nam là một trong những nước hiện có sản lượng nấm hàng hóa lớn và giàu tiềm năng để tiếp tục phát triển.

 

Năm 2021, nhằm góp phần làm phong phú thị trường nấm hàng hóa tại TP. Đà Nẵng, Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng đã thực hiện thành công nhiệm vụ KHCN “Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nuôi trồng thương phẩm nấm Mối đen (Xerula radicata, Black Termitomyces Heim)”. Loài nấm này còn có tên gọi khác là nấm Rễ dài, nấm Rễ sâu, nấm Thân rễ. Quả thể nấm mọc theo nhóm, đơn lẻ, có thịt bên trong màu trắng, vị ngọt. Nền nhiệt phù hợp trong khoảng 24°-32°C.

 


Quả thể nấm trưởng thành trồng thực nghiệm tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng

 

Nhiệm vụ đã thử nghiệm trên 5 nguồn giống nấm Mối đen từ các tỉnh, thành trong cả nước khác nhau về điều kiện khí hậu. Kết quả đạt được gồm: (1) Tuyển chọn được nguồn giống nấm cho năng suất, chất lượng tốt, đặc biệt thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương của TP. Đà Nẵng, (2) Xây dựng được quy trình sản xuất giống nấm Mối đen (Xerula radicata) cấp 1, 2, và (3) Xây dựng được quy trình sản xuất nấm Mối đen thương phẩm phù hợp điều kiện địa phương.


Quy trình nuôi trồng nấm Mối đen

 

Thực nghiệm cũng cho thấy, quy trình sản xuất cùng các điều kiện kỹ thuật (độ ẩm, nhiệt độ môi trường …) khá tương đồng với quá trình sản xuất 2 loại nấm thông dụng đang được trồng rộng rãi trên địa bàn thành phố là nấm Bào ngư và Linh chi. Tuy nhiên, nấm Mối đen có giá bán trên thị trường cao hơn nấm Bào ngư, vì vậy, là một lựa chọn tốt cho các trang trại nấm.

 


Mô hình trồng nấm Mối đen tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng

 

Trong định hướng tiếp tục ưu tiên ứng dụng tiến bộ KHKT vào phục vụ phát triển sản xuất của địa phương, Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng đang trển khai các kế hoạch nhằm hỗ trợ các cơ sở tại địa phương trồng nấm Mối đen. Các dịch vụ cụ thể gồm: (1) Cung cấp giống, (2) Chuyển giao quy trình sản xuất giống, và (3) Chuyển giao quy trình nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế nấm Mối đen thương phẩm.

Thu Thủy


Video video

Thư viện hình ảnh Thư viện hình ảnh

Liên kết web Liên kết web

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: Tầng 22, Trung tâm Hành chính - số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (84.236) 3891916; 3830214

E-mail: skhcn@danang.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

0 2 8 6 2 7 2 5 0

Bản quyền Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng

Giấy phép: số 388/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 03/5/2017

Trưởng ban biên tập: Ông Lê Đức Viên - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng

Đăng nhập