Tại Hội thảo, các đại biểu đã đánh giá thực trạng các nghiên cứu về Sâm Việt Nam cũng như trao đổi các kinh nghiệm phát triển sâm tại Hàn Quốc. Sâm Việt Nam là một loài sâm đặc hữu, được phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh vào năm 1973 và sau khi được phát hiện nó đã được ghi nhận là một trong những loài sâm quý của thế giới, có tiềm năng và giá trị kinh tế lớn. Sâm Việt Nam thành phần hóa học giống Nhân sâm nhưng lại có hàm lượng saponin rất cao, có thể đến 20%, cao hơn nhiều so với nhân sâm và các loài khác. Đặc biệt hơn là Sâm Việt Nam chứa hàm lượng ccao occotillol saponin, trong đó saponin chủ yếu là mojionosid-R2 có thể chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại Hội thảo
Theo các chuyên gia đến từ Hàn Quốc để phát triển sâm Việt Nam, cần có sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ trong mọi vấn đề liên quan, nhất là trong việc phát triển các kỹ thuật trồng trọt, thúc đẩy triển khai các nghiên cứu khoa học về sâm và cần có các biện pháp để bảo tồn nguồn gen bảo tồn sự đa dạng của các loài sâm.
Vũ Bích Hậu